Tỷ giá 2017 không mất quá 2%, lãi suất khó giảm
(NDH) Áp lực lên tỷ giá là tương đối lớn nhưng vẫn hoàn toàn trong tầm kiểm soát của NHNN với các biện pháp đang được sử dụng như trấn an về mặt tâm lý, kiên định chống đô la hóa, phát hành tín phiếu NHNN để tăng tính hấp dẫn của VND và giảm hấp dẫn USD.
Trả lời phỏng vấn mới đây bên lề Diễn đàn Kinh tế 2017, đánh giá về ba biến số kinh tế lạm phát, lãi suất và tỷ giá trong năm 2017, TS. Cấn Văn Lực, Phó TGĐ, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV, cho rằng mục tiêu lạm phát 5% trong năm 2017 có tính khả thi cao, lãi suất khó còn dư địa giảm còn tỷ giá sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều áp lực tương đối lớn.
TS Cấn Văn Lực - Phó TGĐ, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV
Ảnh: Thanh Thủy
Theo ông Lực, kinh tế Việt Nam năm 2017 về cơ bản sẽ có chút thuận lợi hơn so với năm nay. Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng tốt hơn. Giá cả hàng hóa trên thế giới cũng được dự báo tăng nhưng mức tăng không nhiều.
Điển hình như dầu thô, giá đạt bình quân 42-44 USD/thùng năm 2016 và dự kiến tăng lên khoảng 52-53 USD/thùng trong năm sau. Với mức tăng trên, lạm phát của thế giới vẫn khá thấp. Nhờ đó, các nước sẽ vẫn còn “room” để có thể thực hiện chính sách tiền tệ - tài khóa tương đối tích cực, kể cả nới lỏng.
Chỉ tiêu lạm phát của Việt Nam đặt ra ở mức 5% là phù hợp và nhiều khả năng đạt được. “Nhưng tất nhiên cần sự cố gắng và phối hợp chính sách”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Về lãi suất, biến số kinh tế này đã ở mặt bằng mới thấp hơn trong năm 2016. TS. Cấn Văn Lực cho rằng với tình hình lạm phát 5% so với năm trước và tiếp tục đặt mục tiêu duy trì mức lạm phát này trong năm tới, lãi suất của Việt Nam sẽ khó giảm thêm vì hiện mặt bằng lãi suất đã ở mức khá thấp (khoảng 6-10%/năm).
So với khu vực, lãi suất thực của Việt Nam thực tế không phải quá cao. Bên cạnh các nguyên nhân về lạm phát và rủi ro của Việt Nam cao hơn một số nước khiến phải chi lãi suất cao theo quy luật thì thị trường của Việt Nam chưa phát triển cũng là nguyên nhân khiến chi phí bị đẩy lên cao hơn ở cả phía ngân hàng, doanh nghiệp,…
Tỷ giá trong tháng 11/2016 biến động mạnh và có xu hướng tăng sau 10 tháng đầu năm ổn định. Đánh giá về diễn biến tỷ giá từ giờ đến cuối năm, ông Lực cho rằng tỷ giá còn một số áp lực dù vậy vẫn hoàn toàn trong tầm kiểm soát của NHNN.
Tin khác
- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cung cấp giải pháp logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu trực tiếp tại Nghệ An
- Dry Bulk Market Outlook 06/2022
- Giá dầu có thể lao dốc vào cuối năm 2017
- Thủ tướng sẽ ban hành tiêu chí doanh nghiệp nhà nước trong tháng 12
- Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua
- Công bố 3 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV | Chính sách - Pháp luật
- OECD nâng dự báo kinh tế thế giới năm 2017
- Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài